Forwarder là gì và tại sao lại cần thuê Forwarder tại Cái Mép, Phú Mỹ? Đây là câu hỏi mà không ít người quan tâm. Trong bài viết này TTP Cái Mép sẽ trả lời câu hỏi trên cho các bạn. Không những vậy bài viết này cũng sẽ giải thích quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại sân bay để giúp các bạn hiểu được vai trò của Forwarder.
Forwarder là gì?
Nội dung chính
Người giao nhận (Forwarder – FWD) là các công ty dịch vụ trong ngành xuất nhập khẩu. Họ không phải người dịch vụ vận tải Phú Mỹ, mà chỉ đảm nhận các công việc liên quan đến giao vận như vận tải nội địa, bảo quản, lưu kho, làm thủ tục hải quan,…
Quý khách đang cần hỗ trợ?
Cách liên lạc nhanh nhất là hãy gọi trực tiếp!
Trên thực tế, cơ bản người bán hay người mua sẽ thực hiện trách nhiệm của mình theo sự phân chia của Incoterms. Tuy nhiên, họ thường không đủ khả năng hoặc kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả tất cả công việc. Do đó, hầu như các công ty xuất nhập khẩu nào cũng thuê cho mình một công ty giao nhận (FWD) để thay mình thực hiện các công việc như:
– Thuê tàu,
– Xin C/O
– Làm thủ tục hải quan
– Làm kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy,…

Như vậy, có thể xuất hiện 2 Forwarder khi thực hiện vận tải 1 lô hàng:
– FWD phục vụ bên bán, thực hiện công việc ở Chặng 1 – nội địa nước xuất khẩu
– FWD phục vụ bên mua, thực hiện các công việc của chặng 3 – nội địa nước nhập khẩu. Một trong hai người giao nhận này sẽ thực hiện thuê vận tải quốc tế giúp bên bán, bên mua tùy theo điều kiện incoterms
Lựa chọn phương thức vận tải cho lô hàng
Khi chuẩn bị xuất khẩu hoặc nhập khẩu một lô hàng bạn phải dự tính phương tiện sẽ thuê dịch vụ vận tải Cái mép để chuẩn bị trước cho việc giao nhận và làm thủ tục hải quan. Bạn có 3 lựa chọn chính là đi biển, đi hàng không, đi chuyển phát nhanh.
Quý khách đang cần hỗ trợ?
Cách liên lạc nhanh nhất là hãy gọi trực tiếp!
– Theo kinh nghiệm, về cơ bản khối lượng hàng hóa có thể bước đầu quyết định phương thức vận tải nên được sử dụng như sau:
+ Lô hàng trên 100kgs nên xem xét việc vận tải bằng đường biển.
+ Lô hàng từ 45kgs đến 100kgs nên xem xét việc vận tải bằng đường hàng không.
+ Lô hàng dưới 45kgs nên xem xét việc vận tải bằng dịch vụ chuyển phát nhanh (hình thức đặc biệt của vận tải hàng không).
– Kích thước (dài x rộng x cao) sẽ được sử dụng để tính toán ra khối lượng tính cước (Chargeable weight) cho lô hàng nên bạn cần quan tâm đại lượng này khi cân nhắc chọn phương thức vận tải. Có một số hàng hóa tuy khối lượng nhẹ nhưng kích thước lại cồng kềnh nên không phù hợp với vận tải hàng không.
– Mặc dù phí cao nhưng với những mặt hàng giá trị lớn, hàng công nghệ thường lựa chọn đường hàng không. Ngược lại, những lô hàng giá trị thấp nên được vận tải bằng đường biển vì chi phí rất rẻ.
– Với những lô hàng gấp, cần đảm bảo nên đi bằng chuyển phát nhanh hoặc đường hàng không.
– Đặc thù của hàng hóa cũng quyết định đến phương tiện vận tải, do có nhiều những mặt hàng bị cấm vận tải bằng đường hàng không vì vấn đề an toàn.
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không
Tùy thuộc vào điều kiện Incoterms của hợp đồng mà bên bán phải thuê máy bay (theo điều kiện C) hoặc bên mua thuê máy bay (theo điều kiện F). Các công việc tại sân bay khi xuất khẩu thường do người gửi hàng thuê công ty giao nhận (Forwarder) thực hiện để không xảy ra phát sinh gây chậm trễ giao hàng.
Bước 1: Booking
Việc thuê máy bay được gọi là Booking (đặt chỗ). Nếu bên bán thuê máy bay, bạn cần liên lạc với công ty Forwarder và chọn công ty có mức giá cạnh tranh.
Khi nhận được Booking từ Forwarder, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành, số lượng, thể tích,… để chuẩn bị hàng giao cho FWD kịp thời gian.
Bước 2: Đóng hàng
Hàng hóa được đóng gói tại kho của người xuất khẩu và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay.
FWD cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Sau khi hàng ra sân bay, người xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty FWD thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành.
Người xuất khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng hoặc kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).
Bước 4: Phát hành AWB
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được hãng hàng không phát hành MAWB. Người giao nhận phát hành HAWB và gửi kèm bản gốc AWB cùng 2 bộ chứng từ do người nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng.
Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước phí có liên quan (nếu có).
Quý khách đang cần hỗ trợ?
Cách liên lạc nhanh nhất là hãy gọi trực tiếp!
Bước 5: Gửi chứng từ (nếu muốn)
Trong vận tải hàng không, một bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích và người nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng.
Do đó, người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ cho người nhập khẩu mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc và được vận tải cùng lô hàng.
Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email
Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, người xuất khẩu thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 cùng bản scan bộ chứng từ cho bên nhập khẩu. Vì vậy bên nhập khẩu sẽ chủ động được giấy tờ để làm thủ tục hải quan tại sân bay
Bước 7: Thông báo hàng đến
Đại lý của hãng vận tải tại sân bay sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp,.. để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.
Bước 8: Lệnh giao hàng
Khi hàng đến, Forwarder thu lại cái HAWB bản gốc số 2. đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: Phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (handling), phí lao vụ (labor fee)… và nhận lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa.
Bước 9: Thủ tục Hải quan nhập khẩu
Ngay cả khi hàng chưa đến sân bay người nhập cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử và chờ khi hàng đến sân bay để thực hiện thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty FWD. Người nhập khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như xin Giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng. (Nếu cần)
Bước 10: Nhận hàng
FWD làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai, sắp xếp phương tiện lấy hàng khỏi sân bay để giao đến kho của người nhập khẩu
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ Forwarder là gì và các kiến thức liên quan .
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Trường Phú
Trụ sở: Đường CMT8, P. Mỹ Xuân, TX. Phú Mỹ, BR-VT
Văn phòng: Đường Cái Mép (965), TX. Phú Mỹ, BR-VT
- HOT Line: 0772.399.779
- Vận tải: 0772.399.779
- Thủ tục: 0772.399.779
- Email: ttpcaimep@gmail.com
- Website: ttpcaimep.com
TTP - Công ty dịch vụ Logistics tại Cái Mép, Phú Mỹ
✅ Công ty vận tải Phú Mỹ | ⭐Công ty vận tải Phú Mỹ – TTP Cái Mép chuyên cung cấp dịch vụ vận tải Cái Mép, Phú Mỹ, cho thuê xe container uy tín. |
✅ Công ty Lashing Cái Mép | ⭐Với đội ngũ dày kinh nghiệm lashing hàng hóa tại Cái Mép - TTP cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng. |
✅ Công ty logistics Cái Mép | ⭐TTP là công ty Logistics Cái Mép – chuyên cung cấp giải pháp vận chuyển và hậu cần chuyên nghiệp hàng đầu Cái Mép. |
✅ Cho thuê kho Cái Mép | ⭐TTP Cái Mép cung cấp dịch vụ lưu giữ hàng, cho thuê kho tại Cái Mép chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu khu vực! |
✅ Khai hải quan Cái Mép | ⭐TTP nhận khai báo hải quan tại Cái Mép , chuyên xử lý các vấn đề nan giải liên quan tới hàng hóa tại cảng Cái Mép. |
✅ Công ty vận tải Cái Mép | ⭐TTP là công ty vận tải Cái Mép - chuyên cung cấp dịch vụ vận tải từ Phú Mỹ, Cái Mép đi khắp các tỉnh thành phía Nam. |